Trong thời kì thị trường biến đổi nhanh chóng như hiện nay, việc sở hữu một hệ thống bán hàng hiệu quả là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp bứt phá và dẫn đầu thị trường. Hệ thống này đóng vai trò như kim chỉ nam, giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng khách hàng, tối ưu hóa quy trình bán hàng và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Từ đó thúc đẩy doanh số và lợi nhuận một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bài viết dưới đấy sẽ cung cấp cho bạn bí quyết để xây dựng hệ thống bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.
1. 10 Bước xây dựng hệ thống bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp
Bước 1: Xác định thị trường mục tiêu
Đây là bước đầu tiên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng hệ thống bán hàng cho doanh nghiệp. Bạn cần xác định rõ ràng đối tượng khách hàng tiềm năng nhằm tập trung nguồn lực và lên chiến lược phù hợp và tối ưu hóa hiệu quả bán hàng. Kết hợp với việc nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường để thấu hiểu nhu cầu, sở thích và hành vi mua sắm của khách hàng. Từ đó bạn có thể đáp ứng tốt nhất mong muốn của họ. Xác định đúng thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp khai thác lợi thế cạnh tranh của mình và tạo dựng được vị thế trên thị trường. Tuy nhiên, thị trường luôn luôn thay đổi không ngừng, bạn cần nhạy cảm với những thay đổi nhỏ nhất để linh hoạt điều chỉnh chiến lược tiếp cận thị trường sao cho phù hợp nhất.
Nhờ việc xác định đúng thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả, bao gồm sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và quảng cáo. Đồng thời củng cố được thương hiệu và tạo dựng lòng trung thành với doanh nghiệp.

Bước 2: Truyền tải thông điệp hiệu quả
Thông điệp trong xây dựng hệ thống bán hàng cần độc đáo và gây ấn tượng sâu sắc ngay từ khoảnh khắc đầu tiên. Một vài thông tin bạn có thể nêu trong thông điệp như: tên sản phẩm/dịch vụ, slogan, tính năng sản phẩm, lợi ích khi sử dụng. Các thông tin đề cập trong thông điệp cần ngắn gọn, súc tích và tập trung vào điều cốt lõi nhất. Những nội dung trong thông điệp nên cung cấp những thông tin quan trọng nhất mà khách hàng quan tâm, tránh sử dụng thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu. Thay vào đó bạn nên sử dụng ngôn ngữ đơn giản, gần gũi và dễ hiểu. Thông điệp truyền tải cần tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh để khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu của bạn. Lưu ý bạn nên nhắc đi nhắc lại về thông tin sản phẩm/dịch vụ qua các kênh truyền thông nhằm khắc sâu vào tâm trí khách hàng.
Bước 3: Lên chiến lược marketing phù hợp
Để tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần hiểu rõ nơi họ thường xuyên lui tới và tích cực tham gia vào cộng đồng đó. Áp dụng nguyên tắc “Khách hàng ở đâu, bạn ở đó”, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược tiếp cận phù hợp trên đa kênh, cả truyền thống và online.
Đối với kênh truyền thống, bạn có thể tham khảo một số hình thức sau:
- Tờ rơi: Phân phối tờ rơi tại khu vực tập trung khách hàng tiềm năng, chú trọng nội dung hấp dẫn và thông tin liên lạc rõ ràng.
- Thư tay: Gửi thư tay cá nhân hóa đến khách hàng tiềm năng, thể hiện sự quan tâm và xây dựng mối quan hệ.
- Tiếp thị trực tiếp: Tiếp cận khách hàng trực tiếp tại các sự kiện, hội chợ hoặc cửa hàng, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ một cách chuyên nghiệp.
- Hội thảo: Tổ chức hội thảo chuyên đề thu hút khách hàng tiềm năng quan tâm đến lĩnh vực sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Các mối quan hệ: Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đối tác, nhà cung cấp để mở rộng mạng lưới khách hàng tiềm năng.

Kênh online hiện nay được doanh nghiệp ưa chuộng nhiều hơn bởi khả năng thu thâp thông tin cũng như thấu hiểu hành vi người dùng. Một số kênh bạn có thể tham khảo như:
- Facebook: Tận dụng các nhóm cộng đồng, fanpage, profile, tin nhắn và quảng cáo Facebook để tiếp cận, tương tác và thu hút khách hàng tiềm năng.
- Google: Sử dụng SEO (Search Engine Optimization) để tối ưu hóa website, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ trên Google.
- Youtube: Tạo kênh Youtube chia sẻ nội dung hữu ích, thu hút khách hàng tiềm năng và quảng bá thương hiệu.
- Website: Thiết kế website chuyên nghiệp, cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm/dịch vụ và tạo kênh mua hàng trực tuyến.
- Blog: Chia sẻ bài viết chuyên môn, thu hút khách hàng tiềm năng quan tâm đến lĩnh vực sản phẩm/dịch vụ.
- Zalo: Tạo kênh Zalo Official Account để tương tác trực tiếp với khách hàng, cung cấp hỗ trợ và tư vấn.
- Diễn đàn: Tham gia các diễn đàn chuyên ngành, chia sẻ kiến thức và xây dựng uy tín, thu hút khách hàng tiềm năng.
Bước 4: Thu thập danh sách khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng là những cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu, có khả năng chi trả và có tương tác với sản phẩm, dịch vụ của bạn. Họ là những đối tượng tiềm năng có thể trở thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp trong tương lai.
Cách để xác định khách hàng tiềm năng cũng không quá phức tạp, đầu tiên bạn cần phân tích thông tin khách hàng bằng cách sử dụng dữ liệu bán hàng, dữ liệu website, dữ liệu mạng xã hội để xác định những người có nhu cầu và quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cần tổ chức các sự kiện và tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo để tiếp cận khách hàng tiềm năng và thu thập thông tin liên hệ của họ. Kết hợp sử dụng các công cụ marketing trực tuyến như quảng cáo Facebook, Google Ads, Email marketing để tiếp cận khách hàng và thu hút họ đến website hoặc cửa hàng của doanh nghiệp.
Một số những lưu ý quan trọng trong việc cập nhật danh sách khách hàng tiềm năng bạn nên cân nhắc đó là:
- 98% khách hàng sẽ không mua hàng khi lần đầu tiên thấy sản phẩm. Vì vậy doanh nghiệp cần kiên nhẫn nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng trong một thời gian dài.
- Cần cá nhân hóa chiến lược nuôi dưỡng cho từng phân khúc khách hàng tiềm năng khác nhau.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến lược nuôi dưỡng để điều chỉnh phù hợp.
Bước 5: Tạo dựng niềm tin của khách hàng
Thông thường, khách hàng sẽ có xu hướng mua hàng từ những người họ quen thuộc và tin tưởng. Do đó, việc kết nối và xây dựng mối quan hệ với khách hàng là vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Để gây dựng được niềm tin với khách hàng bạn cần kết nối được với họ, thể hiện sự quan tâm và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng. Đồng thời bạn nên giao tiếp cởi mở, thân thiện và tạo bầu không khí thoải mái cho khách hàng.
Tiếp theo, là bàn vấn đề của khách hàng đang mắc phải. Bạn cần phân tích vấn đề của khách hàng một cách chuyên nghiệp và đưa ra giải pháp phù hợp đồng thời chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để giải quyết vấn đề. Cuối cùng sau khi đã bước đầu tạo dựng được niềm tin với khách rồi, bạn nên tận dụng cơ hội này để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn như một giải pháp hiệu quả cho vấn đề của khách hàng. Kết hợp là giải thích rõ ràng về lợi ích của sản phẩm/dịch vụ cũng như cách thức hoạt động.

Bước 6: Triển khai bán hàng
Khi bạn đã xây dựng được niềm tin vững chắc với khách hàng, việc chốt hạ đơn hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bước thứ 6 này đóng vai trò then chốt trong quy trình xây dựng hệ thống bán hàng.
Bí quyết chốt hạ đơn hàng hiệu quả:
- Tôn trọng sự lựa chọn của khách hàng: Hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đề xuất giải pháp phù hợp và tránh áp đặt suy nghĩ của bản thân.
- Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác: Giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng một cách cẩn thận, đảm bảo họ hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ trước khi đưa ra quyết định.
- Gợi ý giải pháp thanh toán linh hoạt: Đa dạng hóa phương thức thanh toán để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo sự thuận tiện cho họ trong việc mua sắm.
- Thể hiện sự chuyên nghiệp và nhiệt tình: Luôn duy trì thái độ lịch thiệp, chuyên nghiệp và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình mua bán.
- Gửi lời cảm ơn và lời chúc: Sau khi hoàn tất giao dịch, hãy thể hiện lòng biết ơn đối với khách hàng và gửi lời chúc tốt đẹp đến họ.
Bước 7: Tạo trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng
Chất lượng sản phẩm/dịch vụ là yếu tố then chốt để tạo dựng niềm tin và thu hút khách hàng. Hãy mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời để họ không chỉ hài lòng mà còn trở thành những người ủng hộ nhiệt tình cho thương hiệu của bạn. Để duy trì những trải nghiệm tuyệt vời ấy cho khách hàng, bạn cần cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao nhằm đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
Bạn cần luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời mang đến cho khách hàng cảm giác thoải mái và dễ chịu khi mua sắm. Các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cũng là cầu nối hấp dẫn giúp tri ân khách hàng hiệu quả. Cuối cùng bạn nên tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ cũng như nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Bước 8: Xây dựng câu chuyện thành công
Một nhà kinh doanh thành công không chỉ đơn giản là người bán sản phẩm, mà còn là người tạo ra những trải nghiệm vượt xa mong đợi của khách hàng. Hãy biến sản phẩm của bạn thành niềm vui bất ngờ, mang đến cho khách hàng sự hài lòng hơn cả những gì họ từng tưởng tượng. Khi khách hàng nhận được nhiều hơn những gì họ mong đợi, họ sẽ cảm thấy ấn tượng và ghi nhớ thương hiệu của bạn một cách sâu sắc. Từ đó, khách hàng sẽ trở thành những người ủng hộ trung thành, sẵn sàng quay lại mua hàng và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn cho bạn bè, người thân. Thương hiệu của bạn cũng được nâng cao một cách đáng kể, đồng thời tạo dựng được lợi thế cạnh tranh trong thị trường khốc liệt này.
Sau đó, bạn nên khuyến khích khách hàng chia sẻ những câu chuyện tích cực về sản phẩm/dịch vụ của bạn trên mạng xã hội hoặc website của doanh nghiệp. Đó là những minh chứng xác đáng nhất cho chất lượng sản phẩm/dịch vụ và sự uy tín của doanh nghiệp. Hãy sử dụng những câu chuyện này để quảng bá thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng.
Bước 9: Chăm sóc khách hàng sau bán
Nhiều doanh nghiệp thường tập trung vào việc tiếp cận và bán hàng cho khách hàng mới mà bỏ qua tiềm năng to lớn từ khách hàng cũ. Đây là một sai lầm lớn bởi chi phí bán hàng cho khách hàng cũ chỉ bằng 1/6 so với chi phí bán cho khách hàng mới. Khi chăm sóc tốt khách hàng cũ, tỷ lệ chuyển đổi được tăng cao hơn bởi khách hàng cũ có khả năng mua hàng cao hơn nhiều so với khách hàng mới. Việc giữ chân khách hàng cũ tốn ít chi phí quảng cáo hơn nhiều so với việc thu hút khách hàng mới. Đồng thời khách hàng cũ có thể chia sẻ những trải nghiệm tích cực của họ với người khác, giúp nâng cao danh tiếng thương hiệu của bạn.
Sau đây là chiến lược bán hàng cho khách hàng cũ mà bạn có thể tham khảo:
- Chăm sóc khách hàng sau bán hàng: Cung cấp dịch vụ khách hàng chu đáo, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ khách hàng sau khi mua sản phẩm/dịch vụ.
- Gửi lời cảm ơn: Gửi lời cảm ơn khách hàng đã mua hàng và thể hiện sự trân trọng của bạn dành cho họ.
- Cung cấp các chương trình khuyến mãi: Dành tặng cho khách hàng cũ các chương trình khuyến mãi, giảm giá, quà tặng để tri ân họ.
- Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới: Cập nhật cho khách hàng cũ về các sản phẩm/dịch vụ mới của bạn và giới thiệu những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ.
- Lắng nghe phản hồi của khách hàng: Tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng cũ để cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Bước 10: Xây dựng hệ thống giới thiệu khách hàng
Sau khi đã tạo dựng thành công quy trình bán hàng và mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, hãy tận dụng sức mạnh của “tiếp thị truyền miệng” bằng cách xây dựng hệ thống khuyến khích giới thiệu hiệu quả. Hệ thống này sẽ bao gồm mã coupon và chương trình Affiliate. Trong đó, mã Coupon giúp cung cấp cho khách hàng mã giảm giá để chia sẻ với bạn bè, người thân, khuyến khích họ mua hàng và trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của bạn. Còn chương trình Affiliate giúp người dùng tham gia để nhận hoa hồng cho mỗi khách hàng mới được giới thiệu thành công.
Hệ thống khuyến khích giúp tiết kiệm tối đa chi phí marketing. Bởi thay vì tốn kém chi phí cho các chiến dịch quảng cáo truyền thống, bạn có thể tận dụng mạng lưới khách hàng hiện tại để thu hút khách hàng mới một cách hiệu quả hơn. Việc giới thiệu khách hàng mới sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận. Khách hàng hài lòng sẽ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn cho bạn bè, người thân, giúp nâng cao uy tín và nhận diện thương hiệu. Hệ thống khuyến khích giới thiệu thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến khách hàng, giúp họ cảm thấy được trân trọng và gắn kết hơn với thương hiệu.

2. Tại sao phải xây dựng hệ thống bán hàng?
2.1 Thu hút khách hàng tiềm năng
Xây dựng được hệ thống bán hàng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng cánh cửa đến với khách hàng tiềm năng. Hệ thống này giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng ở mọi nơi, bất kể vị trí địa lý. Đồng thời tiếp cận được đúng đối tượng và mục tiêu của các chiến dịch Marketing đến những khách hàng có khả năng chuyển đổi cao nhất và tối ưu hóa hiệu quả chi tiêu. Thực hiện tốt chiến lược xây dựng hệ thống bán hàng còn giúp tăng độ phủ sóng thương hiệu và mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn thông qua nhiều kênh quảng cáo, Marketing và truyền thông đa phương tiện.
Tiếp theo, khi xây dựng được hệ thống bền vững và tối ưu sẽ giúp chuyển đổi được khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự bằng việc sử dụng hệ thống phân tích dữ liệu. Hệ thống này sẽ giúp bạn xác định những khách hàng có nhu cầu và tiềm năng cao nhất. Từ đó doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh chuyển đổi nhờ áp dụng các chiến lược bán hàng hiệu quả để thúc đẩy khách hàng tiềm năng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của bạn.
Một điểm cộng của hệ thống này là giúp tối ưu hóa quy trình bán hàng một cách hiệu quả nhất giúp tiết kiệm được tối đa thời gian và tăng năng suất cho doanh nghiệp. Hệ thống sử dụng phần mềm để tự động hóa các tác vụ thủ công tẻ nhạt, giải phóng thời gian cho các hoạt động quan trọng hơn. Nhờ đó doanh nghiệp có thể đo lường được hiệu quả của từng giai đoạn trong quy trình bán hàng để xác định được điểm mạnh và điểm yếu. Đồng thời doanh nghiệp cần không ngừng cải thiện quy trình bán hàng để tăng hiệu quả và tỷ lệ chuyển đổi.
Nhờ hệ thống hàng chuyên nghiệp và hiệu quả mà trải nghiệm khách hàng từ đó cũng được nâng cao, mang đến sự hài lòng và trải nghiệm mua sắm hoàn hảo. Điều này giúp giữ chân khách hàng và khuyến khích họ mua sắm nhiều hơn. Từ đó góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng, dẫn đến lợi nhuận cao hơn. Xây dựng được hệ thống bán hàng tiềm năng còn giúp cùng cố mối quan hệ bền chặt với khách hàng để thúc đẩy sự trung thành và lòng tin.
2.2 Mở rộng mạng lưới Marketing
Xây dựng hệ thống bán hàng giúp doanh nghiệp xây dựng được đế chế kinh doanh vững mạnh nhờ sự kết nối, tương tác của cộng đồng đội ngũ cộng tác viên nhiệt huyết, cùng chia sẻ mục tiêu và phát triển chung. Mạng lưới Marketing rộng khắp giúp bạn tiếp cận thị trường mới, thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng và góp phần tạo dựng được sự uy tín và danh tiếng được nâng tầm nhờ sự hợp tác với các đối tác uy tín trong hệ thống.
Nâng tầm được chiến lược Marketing nhằm phục vụ lợi ích tiếp cận đa kênh hiệu quả, giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Đồng thời nhờ mạng lưới Marketing rộng lớn, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa được tài chính và chia sẻ nguồn lực với các thành viên trong hệ thống, tiết kiệm được tối đa chi phí vận hành. Ngoài ra, mở rộng mạng lưới marketing còn giúp doanh nghiệp tìm kiếm được cơ hội hợp tác kinh doanh với các đối tác tiềm năng trong hệ thống, cùng phát triển và gặt hái thành công. Nhờ cộng đồng mạng lưới rộng lớn mà doanh nghiệp có thể trau dồi được kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh từ những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong hệ thống. Mạng lưới marketing là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp xây dựng được hệ thống kinh doanh bền vững, đảm bảo sự ổn định và lâu dài.

2.3 Nâng cao khả năng cạnh tranh
Xây dựng hệ thống bán hàng được ví như một vũ trang bất bại, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh. Bởi hệ thống giúp bạn tạo ra sản phẩm khác biệt, đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn so với đối thủ. Chiến lược về giá cả cạnh tranh cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kết hợp với dịch vụ hoàn hảo mang đến trải nghiệm dịch vụ xuất sắc, khiến khách hàng hài lòng và tỷ lệ quay trở lại cao hơn. Đồng thời tạo dựng được trải nghiệm khách hàng ấn tượng, liền mạch, thú vị và đáng nhớ từ đầu đến cuối.
Hệ thống này còn có khả năng phân tích đối thủ để tim ra điểm mạnh, điểm yếu, kết hợp với việc theo dõi sát sao thị trường và dự đoán những xu hướng mới để đón đầu cơ hội và những thách thức. Từ những thông tin trên, doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược phù hợp giúp cạnh tranh hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững, đảm bảo hiệu quả hoạt động và lợi nhuận lâu dài.
2.4 Phát triển giá trị thương hiệu
Xây dựng được hệ thống bán hàng bài bản, chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, thống nhất, và thu hút trên mọi nền tảng. Hệ thống còn hỗ trợ bạn truyền tải thông điệp thương hiệu một cách sáng tạo, ấn tượng và dễ nhớ giúp tạo tạo nên những câu chuyện thương hiệu thu hút, truyền cảm hứng và tạo dựng sự kết nối với khách hàng.
Hệ thống hỗ trợ bạn tiếp cận thị trường mới, mở rộng phạm vi, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn, góp phần tạo dựng vị thế dẫn đầu, khẳng định thương hiệu, tăng độ uy tín và củng cố niềm tin với khách hàng. Hệ thống giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa quy trình bán hàng, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu suất làm việc. Đồng thời hệ thống còn mang tới khách hàng những trải nghiệm hoàn hảo, từ đó gia tăng sự hài lòng và độ tin cậy. Cuối cùng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài và thành công của doanh nghiệp.
Bài vết trên đã cung cấp cho bạn quy trình xây dựng hệ thống bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống bán hàng. Bạn có thể tham khảo quy trình 10 bước trên để có thể ứng dụng vào vận hành doanh nghiệp của mình sao cho hiệu quả nhất. Taki Academy hy vọng bạn sẽ tìm được hướng đi đúng đắn để tối ưu doanh thu và tạo dựng được niềm tin của khách hàng với thương hiệu của mình.