Các Bước Lập Kế Hoạch Digital Marketing Cho Người Mới Bắt Đầu

Kế hoạch Digital Marketing là điều bắt buộc trong một chiến dịch quảng cáo, tuy nhiên, không phải Marketer trẻ nào cũng được đào tạo bài bản về phần plan này. Hầu hết các bạn sẽ copy mẫu từ các nguồn dữ liệu khác nhau nhưng đâu biết rằng, kế hoạch Marketing ứng với nhiều mục tiêu khác nhau, sẽ có định dạng khác nhau. Trong bài viết dưới đây, Taki Academy sẽ cung cấp cho bạn bản kế hoạch Digital Marketing hoàn hảo cũng như quy trình xây dựng kế hoạch Digital Marketing chi tiết. Tham khảo ngay! 

kế hoạch digital marketing

I. Vai Trò Của Bản Kế Hoạch Digital Marketing

Kế hoạch Digital Marketing giống như xương sống trong một chiến dịch Marketing. Ngoài đảm bảo lợi ích về chi phí và nguồn lực cho doanh nghiệp, bản kế hoạch Digital Marketing còn đảm bảo mọi khâu trong chiến dịch được thực hiện trơn tru và hiệu quả. 

Xây dựng Kế hoạch Digital Marketing đảm bảo những lợi ích sau:

  • Tiết kiệm chi phí nhưng lại hiệu quả hơn hơn so với tiếp thị truyền thống.
  • Tính lan tỏa cao giúp xây dựng nhận biết thương hiệu. Một chiến dịch Marketing thành công chắc chắn sẽ kéo theo uy tín thương hiệu. 
  • Tiếp cận và chuyển đổi hiệu quả. 
  • Có sự phân loại các cấp độ khách hàng để thực hiện các mục tiêu Marketing khác. 
  • Đo lường, theo dõi, tối ưu quảng cáo. 

Digital Marketing đã tạo ra một thời đại mới nơi cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Điều này buộc Marketer phải nắm chắc kiến thức về nền tảng tiếp thị số hóa này. Kế hoạch Marketing có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều quý. Kế hoạch có thể phục vụ cho mục địch tăng doanh số hoặc tăng độ nhận diện,… Dù mục đích nào, thì cũng phải trải qua các bước cơ bản sau: 

bản kế hoạch digital marketing

II. Các Bước Lập Kế Hoạch Digital Marketing

1. Xác định mục tiêu của kế hoạch

Xác định mục tiêu chính là xác định kim chỉ nam cho cả con đường sau này của chiến dịch. Vì thế nếu sai ở bước này, rất có thể những hành động sau đó của bạn sẽ vô ích. Điều quan trọng nhất khi xác định mục tiêu là bạn phải đo lường và đánh giá được. Nếu mục tiêu của chiến dịch là tối đa hóa doanh thu, vậy phải tối đa đến bao nhiêu? Doanh thu sẽ tăng thế nào sau 1 tháng hoặc 1 năm (quy ra %, quy ra tiền)? Nếu mục tiêu là xây dựng nhận biết thương hiệu, vậy bạn cần thống kê một con số về số lượng người biết đến thương hiệu? Họ biết đến thương hiệu từ nguồn nào?

Bạn nên chú ý các công cụ để đo lường và đánh giá ở thời điểm này. Các doanh nghiệp lâu năm sẽ tham khảo các Case của đối thủ hoặc tham khảo các chiến dịch cũ cùng thời điểm. Hoặc bạn nên tham khảo nguyên tắc xác định mục tiêu qua các tiêu chí sau: 

  • Mục tiêu mang lại động lực: đảm bảo rằng mục tiêu gợi lên hứng thú và khao khát chinh phục được nó. 
  • Mục tiêu đáp ứng được mô hình SMART
  • Mục tiêu cần phải có thời gian, không gian thực hiện rõ ràng

 

2. Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu

lập kế hoạch digital marketing

Chân dung khách hàng mục tiêu cần đước xác định để đảm bảo rằng doanh nghiệp tiếp cận đúng tệp khách hàng. Chân dung khách hàng mục tiêu có thể xác định với một số câu hỏi sau: Bạn đang bán sản phẩm cho ai? Độ tuổi, khu vực sinh sống, thói quen tiêu dùng, sở thích, Insight,… của họ là gì? 

Với từng chân dung khách hàng, bạn hãy đặt câu hỏi: Làm thế nào để thương hiệu giải quyết được “nỗi đau” đó?

Bạn cần xem xét về tính phù hợp và xác thực thông tin khi đưa ra các giải pháp cho những câu hỏi trên. Bạn có thể tìm các khảo sát người tiêu dùng của các tổ chức như Statista, Nielsen,… hoặc những  buổi phỏng vấn 1-1. 

3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh sẽ là nguồn tham khảo phong phú để triển khai kế hoạch Digital Marketing hiệu quả. Bạn có thể học gì từ các đối thủ? Hãy tham khảo vị trí của họ tại thị trường? Công việc của họ (đang tập trung xây dựng trang Web, hay Fanpage).  Kế hoạch nội dung của họ như thế nào? Ngân sách bao nhiêu? Lý do làm nên thành công cho chiến dịch đó? Theo dõi Fanpage, Website của đối thủ cạnh tranh hoặc có thể tham gia các buổi giao lưu trong ngành, là cách mà bạn có thể học hỏi những ý tưởng thành công từ người đi trước.

4. Xây dựng chiến lược nội dung

Chiến lược nội dung không chỉ là những con chữ. Đó phải là tất cả hình ảnh, âm thanh, bài viết, linh vật, video, ….. tất tần tật những gì liên quan đến thương hiệu có thể truyền đạt. Nội dung được xây nên từ 3 bước trên xây dựng mục tiêu, xây dựng chân dung khách hàng và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 

Vì vậy, nội dung sẽ cần một chiến lược cụ thể dựa trên Insight mà bạn tìm thấy trong quá trình khảo sát khách hàng tiềm năng. Trong chiến lược nội dung, hãy đảm bảo: 

  • Thương hiệu sẽ tập trung đẩy mạnh những dạng nội dung gì? (hình ảnh,Video, hay con chữ,… 
  • Kênh phân phối nào? Nếu làm đa kênh, bạn sẽ chọn đâu là kênh chính, đâu là kênh phụ. Một vài kênh tiếp thị như: Facebook, Instagram, TikTok,…rất được ưa chuộng.

5. Lập hành trình khách hàng

Hành trình khách hàng là bước thường bị bỏ qua, nhưng nó lại là bước quan trọng không kém trong một chiến dịch Marketing. Hành trình khách hàng dưới góc nhìn khách hàng là một quá trình, đi theo người dùng từ lúc họ quan tâm đến lúc đưa ra quyết định mua hàng. Có thể kéo dài đến lúc mua lại và trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu. Hành trình khách hàng dưới góc nhìn người bán hàng online sẽ là tất cả nhưng nội dung thúc đẩy nhu cầu mua hàng của khách hàng. 

Một bản đồ hành trình khách hàng sẽ gồm có:

  • Các điểm chạm thương hiệu
  • Mục tiêu của bản đồ 
  • Khách hàng mục tiêu

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng hành trình khách hàng, bạn có thể dùng một vài công cụ hỗ trợ doanh nghiệp như: Hubspot, Salesforce,…

xây dựng kế hoạch digital marketing

6. Đo lường và đánh giá hiệu quả

Sau khi đã xác định các chỉ tiêu, bạn cần đối chiếu chiến dịch Digital Marketing đã đạt những gì? Có hiệu quả hay chưa? Một chiến dịch thành công hay thất bại đều cần sự đánh giá. Điều này giúp cho bạn trả lời những câu hỏi: Mình nên sửa sai ở bước nào? Hoặc là trả lời những câu hỏi về tương lai của chiến dịch: Doanh nghiệp có thể làm gì để duy trì và phát triển cộng đồng khách hàng của mình? 

Thường, các kênh Digital Marketing sẽ tích hợp sẵn các công cụ đo lường hiệu quả. Nếu kênh quảng cáo là Facebook, bạn có thể xem các chỉ số tại Facebook Ads. Nếu bạn làm Website đang muốn tham khảo các chỉ số SEO, có thể tham khảo tại Semrush, Moz, Ahrefs,…

Xây dựng kế hoạch Digital Marketing là yếu tố quan trọng không chỉ Marketing mà bất cứ vị trí nào cũng nên có những kiến thức cơ bản. Nhờ nó, bạn có thể hiểu rõ công việc của bản thân, góp phần tạo ra thành quả. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ nắm được quy trình cũng như cách xây dựng kế hoạch Digital Marketing hiệu quả và nhanh chóng. Theo dõi Taki Academy để cập nhập những tin tức mới nhất về Marketing và bán hàng online.