Kỹ năng số ngày càng trở nên quan trọng trong thời đại công nghệ bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay. Vậy kỹ năng số là gì? Và kỹ năng số có vai trò gì đối với doanh nghiệp? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về kỹ năng số và bí quyết chuyển đổi số thành công cho doanh nghiệp.
1. Kỹ năng số là gì?
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay, kỹ năng số đóng vai trò vô cùng quan trọng, là chìa khóa giúp mỗi cá nhân nâng cao khả năng bắt kịp xu thế. Có thể nói, kỹ năng số là khả năng tìm kiếm, đánh giá, sử dụng, chia sẻ và tạo ra nội dung thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin và internet. Kỹ năng số bao gồm những đặc điểm sau:
Chủ động cập nhật xu hướng công nghệ
- Nắm bắt nhanh chóng các công nghệ mới nổi để áp dụng vào công việc, học tập và cuộc sống, giúp gia tăng hiệu quả và năng suất.
- Luôn tìm kiếm và học hỏi những kiến thức mới liên quan đến lĩnh vực công nghệ để không bị tụt hậu.
Nắm rõ và sử dụng hiệu quả các công nghệ
- Có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị điện tử, phần mềm và ứng dụng phổ biến như máy tính, điện thoại thông minh, mạng internet, email, mạng xã hội,…
- Hiểu rõ chức năng và cách thức hoạt động của các công nghệ để ứng dụng phù hợp vào từng mục đích cụ thể.

Tích hợp công nghệ vào mọi khía cạnh đời sống
- Vận dụng linh hoạt các công nghệ số vào công việc để hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả và nhanh chóng hơn.
- Sử dụng công nghệ trong học tập để tiếp cận nguồn tài liệu phong phú, trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng.
- Áp dụng công nghệ vào cuộc sống hàng ngày để giải trí, mua sắm, thanh toán, kết nối với bạn bè và gia đình,…
Giao tiếp và chia sẻ thông tin hiệu quả
- Sử dụng thành thạo các công cụ kỹ thuật số như email, mạng xã hội, phần mềm hội nghị trực tuyến để giao tiếp và chia sẻ thông tin với mọi người một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Biết cách trình bày thông tin một cách rõ ràng, súc tích và dễ hiểu trên các nền tảng kỹ thuật số.
Đảm bảo an toàn và bảo mật trong môi trường kỹ thuật số
- Nâng cao nhận thức về các mối đe dọa an ninh mạng như tin tặc, mã độc, lừa đảo trực tuyến,…
- Áp dụng các biện pháp bảo mật phù hợp để bảo vệ thông tin cá nhân và dữ liệu quan trọng.
- Sử dụng internet một cách có trách nhiệm và tuân thủ các quy định an toàn mạng.
2. Kỹ năng số cần thiết trong môi trường làm việc
Với sự bùng nổ mạnh mẽ của kỷ nguyên số như hiện nay, ta có thể dễ dàng nhận thấy kỹ thuật số đang hiện diện trong từng ngóc ngách của đời sống, giúp thay đổi cách thức vận hành của hầu hết các doanh nghiệp.
Không chỉ cần thiết cho dân IT, mà kỹ năng sống còn là chìa khóa vàng mở ra cánh cửa thành công cho mọi người lao động. Mỗi ngành nghề đòi hỏi những kỹ năng số riêng biệt, nhưng một số kỹ năng mà bạn không thể thiếu bao gồm:
- Sử dụng email hiệu quả (văn hóa email chuyên nghiệp)
- Nghiên cứu thông tin trực tuyến
- Xử lý thông tin trong môi trường số
- Sử dụng an toàn các công cụ như DropBox, Google Drive, Microsoft Teams
- Tạo, quản lý bảng tính và tài liệu trên internet
- Sử dụng lịch làm việc trực tuyến (Google Calendar) để quản lý thời gian hiệu quả
- Bảo mật trực tuyến (cài đặt mật khẩu, quyền riêng tư)

Đối với các ngành như marketing, khoa học dữ liệu, design,… đòi hỏi các bạn cần trang bị thêm một số kỹ năng số chuyên sâu khác để nâng cao trình độ của bản thân hơn như:
- Lập trình UX, UI
- Sử dụng phần mềm marketing, phân tích dữ liệu
- Coding
- Lập trình ứng dụng web, phần mềm
- SEM, SEO, content
- Phân tích dữ liệu
Công nghệ đang phát triển không ngừng nên nhu cầu về kỹ năng số cũng được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy, bạn cần luôn luôn học hỏi và nhạy bén với từng thay đổi nhỏ nhất để bắt kịp xu thế và vận dụng tốt cho công việc của mình sau này.
3. Tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng số đối với doanh nghiệp
Cuộc cách mạng 4.0 đã mở ra cánh cửa cho doanh nghiệp phát triển vượt bậc. Doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng công nghệ số giúp doanh nghiệp dẫn đầu thị trường, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và gia tăng lợi thế cạnh tranh. Ban lãnh đạo doanh nghiêp cần nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, đặc biệt là trong việc nâng cao năng lực nguồn. Đồng thời trang bị kỹ năng số cho nhân viên giúp họ thích nghi nhanh chóng, làm việc hiệu quả và đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Đại dịch Covid-19 bùng nổ càng thêm khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng số trong doanh nghiệp. Bởi vậy, doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi sang hình thức làm việc trực tuyến để duy trì hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh. Để thích nghi tốt trong hoàn cảnh này, nhân viên cần trang bị kỹ năng số để làm việc hiệu quả từ xa, sử dụng công nghệ hỗ trợ và duy trì kết nối với doanh nghiệp. Nhờ chuyển đổi số thành công và nguồn nhân lực có kỹ năng số tốt, doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trước những biến động lớn của thị trường.
Ta có thể thấy rõ những ưu điểm vượt trội của mô hình này đó là áp dụng công nghệ vào mọi khía cạnh của doanh nghiệp, từ quản lý, sản xuất đến bán hàng và chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư đào tạo và phát triển kỹ năng số cho nhân viên để đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Nắm bắt xu hướng công nghệ và thị trường để đưa ra chiến lược phát triển phù hợp, đảm bảo sự linh hoạt và cạnh tranh trong môi trường kinh tế đầy biến động.

4. Cách nâng cao kỹ năng số trong doanh nghiệp
4.1. Nâng cao kỹ năng số từ cấp quản lý
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, kỹ năng số dường như đóng vai trò then chốt tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý lại thiếu hụt kỹ năng số so với chính nhân viên của mình. Theo thống kê, chỉ có 42% tập đoàn lớn coi việc phát triển kỹ năng số cho lãnh đạo là trọng tâm. Điều này cho thấy, năng lực ứng dụng công nghệ của đội ngũ lãnh đạo vẫn còn hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế, ban lãnh đạo đóng vai quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số tại doanh nghiệp. Khi thiếu hụt kỹ năng số, họ sẽ gặp khó khăn trong các công việc như:
- Định hướng chiến lược chuyển đổi số hiệu quả.
- Lựa chọn và triển khai công nghệ phù hợp.
- Thay đổi quy trình làm việc và thích ứng với môi trường số.
- Truyền cảm hứng và kích thích nhân viên ứng dụng công nghệ.
Do đó, việc nâng cao kỹ năng số cho lãnh đạo là giải pháp thiết yếu để doanh nghiệp bứt phá thành công và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong thời đại kỷ nguyên số.
4.2. Lên kế hoạch và chiến lược rõ ràng
Để có thể phát triển và trụ vững trong thời đại kỷ nguyên số, doanh nghiệp cần chuyển đổi toàn diện sang mô hình hoạt động kỹ thuật số. Quá trình này đòi hỏi sự quan tâm sâu sắc của ban lãnh đạo, đồng thời cần có chiến lược hiệu quả cùng tầm nhìn dài hạn từ doanh nghiệp.
Đánh giá toàn diện
Bước đầu tiên, ban lãnh đạo cần đánh giá toàn diện những ứng dụng kỹ thuật số hiện có trong doanh nghiệp. Việc đánh giá bao gồm:
- Khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và nhân viên.
- Mức độ hiệu quả trong việc tối ưu hóa quy trình làm việc.
- Mức độ an toàn và bảo mật thông tin.
- Khả năng thích ứng với xu hướng công nghệ mới.
Dựa trên kết quả đánh giá, doanh nghiệp có thể xác định những điểm mạnh, điểm yếu và lộ trình phát triển phù hợp với tình hình hiện tại.
Lộ trình triển khai hiệu quả
Sau khi đã có đánh giá toàn diện, doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình triển khai cụ thể, bao gồm:
- Mục tiêu cần đạt được ở từng giai đoạn.
- Công nghệ cần áp dụng.
- Nguồn lực cần thiết.
- Kế hoạch đào tạo cho nhân viên.
- Quá trình quản lý và đánh giá hiệu quả.

Lộ trình triển khai cần được thông tin cởi mở đến toàn thể nhân viên để tạo sự đồng thuận và cam kết chung.
Nuôi dưỡng văn hóa kỹ thuật số
Nhà lãnh đạo kỹ thuật số thành công không chỉ đơn thuần là người đưa ra quyết định, mà còn là người khai sáng và nuôi dưỡng văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp. Để làm được điều này, họ cần:
- Tạo môi trường khuyến khích học hỏi và ứng dụng công nghệ mới.
- Công nhận và khen thưởng những nhân viên sáng tạo và có đóng góp tích cực trong chuyển đổi số.
- Giải quyết những rào cản trong việc áp dụng công nghệ.
- Truyền cảm hứng và khuyến khích nhân viên thay đổi tư duy và cách thức làm việc.
Giữ chân nhân tài
Nền tảng kỹ thuật số mạnh mẽ là yếu tố thu hút và giữ chân những nhân tài, đặc biệt là giới trẻ sáng tạo và nhanh nhạy trong việc ứng dụng công nghệ. Doanh nghiệp cần tạo môi trường làm việc năng động, linh hoạt và cung cấp cơ hội phát triển cho nhân viên để thu hút và giữ chân những nguồn nhân lực chất lượng cao.
4.3. Triển khai các chương trình đào tạo
Nâng cao kỹ năng số cho nhân viên là hoạt động cần thiết để doanh nghiệp nắm vững thành công trong kỷ nguyên số. Doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi đào tạo định kỳ để giúp nhân viên nắm vững và áp dụng hiệu quả các kỹ năng số vào quá trình làm việc.
Lợi ích của việc đào tạo kỹ năng số cho nhân viên có thể kể đến đầu tiên đó là nâng cao năng suất làm việc. Khi nhân viên có kỹ năng số tốt, họ có thể hoàn thành công việc nhanh chóng và chính xác hơn, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Tiếp theo giúp gia tăng khả năng thích ứng cho nhân viên dễ dàng tiếp cận và ứng dụng các công nghệ mới, từ đó tăng cường khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường và môi trường kinh doanh. Nhờ mô hình này, kỹ năng số kích thích sự sáng tạo và khả năng đổi mới của nhân viên, giúp doanh nghiệp đưa ra những ý tưởng mới và tăng khả năng cạnh tranh. Đồng thời nâng cao tinh thần làm việc, nhân viên cảm thấy tự tin vào kỹ năng số của mình, họ sẽ có hứng thú và làm việc hiệu quả hơn. Cuối cùng, doanh nghiệp quan tâm đến việc đào tạo và phát triển kỹ năng số cho nhân viên sẽ thu hút và giữ chân được nhiều nhân tài tiềm năng.
Doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi đào tạo trực tiếp hoặc trực tuyến. Đào tạo trực tiếp giúp tăng tương tác giữa giảng viên và học viên, nhưng chi phí cao hơn. Đào tạo trực tuyến tiết kiệm chi phí và tiện lợi hơn, nhưng khó khăn trong việc giám sát và đánh giá học viên.

4.4. Ứng dụng phần mềm vào làm việc
Việc ứng dụng phần mềm vào hoạt động kinh doanh bước đầu đánh dấu những chuyển đổi từ phương thức làm việc truyền thống sang mô hình số, mang đến nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và nhân viên.
Có thể điểm qua một vài lợi ích của việc ứng dụng phần mềm cho doanh nghiệp như sau:
- Tối ưu hóa quy trình làm việc: Phần mềm giúp tự động hóa các tác vụ thủ công, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng năng suất và tiết kiệm chi phí.
- Cải thiện khả năng ra quyết định: Dựa trên dữ liệu và thông tin chính xác được cung cấp bởi phần mềm, lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định sáng suốt và kịp thời, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
- Tăng cường giao tiếp và cộng tác: Phần mềm giúp nhân viên dễ dàng kết nối và trao đổi thông tin với nhau, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc nhóm và thúc đẩy tinh thần hợp tác.
- Mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng: Ứng dụng phần mềm giúp doanh nghiệp mở rộng kênh giao tiếp và tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.
Kỹ năng số là yếu tố thiết yếu cho sự thành công của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư vào việc đào tạo và nâng cao kỹ năng số cho nhân viên để tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Taki Academy hi vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ năng số và cách ứng dụng kỹ năng số hiệu quả cho doanh nghiệp.