Trong doanh nghiệp, việc xây dựng chiến lược kinh doanh là một quá trình đòi hỏi nhiều đầu tư và công sức. Xây dựng được chiến lược kinh doanh hiệu quả giúp tối đa hóa giá trị và tăng cường sự cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1. Xây dựng chiến lược kinh doanh là gì?
Xây dựng chiến lược kinh doanh có thể hiểu gần giống với chiến lược kinh doanh đã nói ở bài viết trước. Hiểu đơn giản thì xây dựng chiến lược là một kế hoạch tổng thể để định hình nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. Nó bao gồm việc khảo sát môi trường kinh doanh, xác định điểm mạnh và yếu điểm của tổ chức. Đồng thời phân tích những cơ hội và thách thức, sau đó lên kế hoạch triển khai.
2. Xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm mục đích gì?
Xây dựng chiến lược kinh doanh là nhiệm vụ thiết yếu có tác động trực tiếp tới doanh nghiệp. Thông qua chiến lược, doanh nghiệp sẽ tạo những hướng đi rõ ràng và chính xác hơn, đồng thời giúp tổ chức:
2.1 Tăng sức cạnh tranh
Xây dựng chiến lược kinh doanh giúp tổ chức có cái nhìn tổng quan hơn về môi trường kinh doanh và đối thủ cạnh tranh, từ đó tận dụng cơ hội và xử lý những thách thức, rủi ro một cách hiệu quả hơn.
2.2 Phát triển thị trường
Nhờ quá trình phân tích và thấu hiểu nhu cầu khách hàng kết hợp với xu hướng thị trường hiện nay, tổ chức có thể phát triển và mở rộng thị trường một cách toàn diện và hiệu quả nhất.
2.3 Tối ưu hóa tài nguyên
Xây dựng chiến lược giúp tổ chức tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên như nguồn lực nhân lực, tài chính từ đó nâng cao hiệu suất và lợi nhuận.
2.4 Xây dựng thương hiệu
Bằng cách xác định các giá trị cốt lõi và hướng đi của tổ chức, xây dựng chiến lược kinh doanh giúp tạo đà phát triển thương hiệu một cách nhất quán và hiệu quả cao.
2.5 Định hướng tương lai
Xây dựng chiến lược kinh doanh không chỉ tập trung vào hiện tại mà còn nhìn xa hơn ở tương lai, giúp tổ chức định hình và chuẩn bị cho những thách thức và cơ hội mới.
3. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả
Xây dựng chiến lược kinh doanh là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư về cả công sức và thời gian từ phía doanh nghiệp. Nó giúp chuẩn bị cụ thể và kế hoạch hóa.
Bước 1: Thiết lập mục tiêu
Thiết lập mục tiêu luôn là bước quan trọng, không thể thiếu. Mục tiêu không rõ ràng có thể gây cản trở nghiêm trọng đến việc thành hay bại của một chiến lược kinh doanh. Do đó, bạn cần xác định mục tiêu thật cụ thể, đồng thời thiết lập thời gian cho mỗi mục tiêu. Hãy sử dụng mô hình SMART để giúp việc thiết lập mục tiêu trở nên hiệu quả hơn.
Bước 2: Đánh giá thực trạng hiện tại
Sau khi đã có mục tiêu, bạn cần tự xem xét lại các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp bạn đánh giá được những điểm mạnh và điểm yếu. Từ đó giúp doanh nghiệp chuẩn bị được tinh thần vững vàng trước những khó khăn và thử thách sắp tới.
Thông thường khi đánh giá môi trường nội bộ sẽ dựa vào mô hình SWOT để phân tích lợi thế và điểm yếu của doanh nghiệp. SWOT giúp xác định các điểm mạnh để duy trì và phát triển, cũng như phát hiện điểm yếu một cách rõ ràng.
Đối với phân tích môi trường bên ngoài, SWOT cung cấp cái nhìn về cơ hội và thách thức từ môi trường, nhưng để hiểu rõ hơn về bức tranh tổng thể của thị trường, công cụ PEST là lựa chọn tối ưu. PEST giúp đánh giá các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ có thể ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh.
Bước 3: Xác định phân khúc thị trường tiềm năng
Mỗi sản phẩm đều nhắm đến một phân khúc khách hàng cụ thể, không thể phục vụ toàn bộ thị trường được. Do đó, việc xác định một thị trường tiềm năng là rất quan trọng. Điều này bao gồm:
- Hiểu về nhân khẩu học của khách hàng tiềm năng, xu hướng mua hàng và nhu cầu thực sự của họ.
- Xác định kích thước và sức mua của thị trường.
Khách hàng thường trung thành với các sản phẩm phù hợp thỏa mãn nhu cầu của họ. Vì vậy việc định rõ phân khúc thị trường tiềm năng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí chăm sóc và thu hút khách hàng.
Bước 4: Hình thành lợi thế cạnh tranh
Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến điểm độc đáo của sản phẩm (USP). Việc tạo ra các điểm cạnh tranh độc đáo là quan trọng nếu muốn chiếm được vị thế trong tâm trí của khách hàng.
Các chiến lược cạnh tranh bao gồm tập trung vào chi phí, sản phẩm có sự khác biệt…
Bước 5: Xây dựng chiến lược kinh doanh
Bước tiếp theo là chọn và thiết lập chiến lược kinh doanh phù hợp. Các số liệu từ các bước trước sẽ cung cấp căn cứ cho quyết định ở bước này. Ngoài ra, cần xem xét các yếu tố như chi phí, nguồn lực, thời gian và khả năng hoàn thành chiến lược:
- Nghiên cứu chiến lược phù hợp: Lựa chọn chiến lược phù hợp với doanh nghiệp, bao gồm đa dạng hóa sản phẩm, khác biệt hóa, chiến lược giá cả, phân phối hoặc nhượng quyền.
- Đồng nhất với mục tiêu và tầm nhìn: Đảm bảo chiến lược đáp ứng mong đợi của doanh nghiệp, có thể là tăng nhận diện thương hiệu hoặc thúc đẩy doanh số.
- Phân tích chi phí: Đánh giá chi phí so với lợi nhuận, tối ưu chỉ số ROI và giảm thiểu rủi ro.
- Thời gian và khả năng hoàn thành: Dựa trên yếu tố thời gian, đưa ra quyết định phù hợp và thực tế.
Bước 6: Thực hiện kế hoạch
Điều này đòi hỏi bạn phải chuyển kế hoạch chiến lược kinh doanh thành hành động cụ thể. Ở bước này, có một số nguyên tắc cần lưu ý:
- Cân đối nguồn lực: Phân bổ nguồn lực (nhân lực, tài chính và cơ sở hạ tầng công nghệ) một cách hợp lý để đảm bảo đáp ứng kịp thời các mục tiêu đề ra.
- Giao tiếp hiệu quả: Truyền đạt thông tin chiến lược một cách rõ ràng và nhất quán cho tất cả các bên liên quan, từ lãnh đạo đến nhân viên, nhà đầu tư và đối tác bên ngoài.
Bước 7: Đánh giá và kiểm soát kế hoạch
Cuối cùng là thực hiện đo lường và đánh giá chiến lược. Đừng chỉ thực hiện và hy vọng mọi thứ suôn sẻ. Thay vào đó, bạn cần kiểm soát, ghi nhận và điều chỉnh kế hoạch theo chu kỳ cố định để đảm bảo thực hiện phù hợp.
Bạn có thể kiểm soát mức độ hoàn thành công việc thông qua các chỉ số đánh giá hiệu suất (KPI). Chỉ số này giúp bạn có thể đưa ra nguyên nhân và những giải pháp kịp thời để đưa mọi việc trở lại đúng hướng.
4. Những lưu ý khi xây dựng chiến lược kinh doanh
- Hiểu rõ mục tiêu và tầm nhìn của doanh nghiệp
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
- Xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ
- Phát triển được các điểm độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ USP
- Chọn lựa chiến lược phù hợp với thị trường và mục tiêu kinh doanh
- Cân nhắc về nguồn lực, thời gian và khả năng thực hiện
- Thiết lập các chỉ số đánh giá hiệu suất (KPI) để đo lường và đánh giá tiến độ.
- Điều chỉnh và điều tiết chiến lược theo các biến động của thị trường và doanh nghiệp.
Bài viết trên đã cung cấp những kiến thức hữu ích liên quan đến cách để xây dựng chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Để xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp cần dựa vào nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan. Hy vọng bài viết trên sẽ đem lại nhiều kiến thức hữu ích và có cách thức hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.